TƯ VẤN TUYỂN SINH & HƯỚNG NGHIỆP
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
TƯ VẤN TUYỂN SINH & HƯỚNG NGHIỆP

vì một Đức Linh phát triển bền vững

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



Latest topics
» thông báo khẩn
bản tin về giáo dục EmptyThu Mar 01, 2012 6:42 pm by chithanh_2802

» các đội trưởng chú ý!!!!
bản tin về giáo dục EmptyFri Feb 24, 2012 11:23 am by chithanh_2802

» thông báo
bản tin về giáo dục EmptyFri Feb 24, 2012 11:18 am by chithanh_2802

» những đổi mới trong tuyển sinh 2012
bản tin về giáo dục EmptyThu Feb 16, 2012 8:02 pm by chithanh_2802

» Đăng kí nhóm
bản tin về giáo dục EmptyMon Jan 02, 2012 12:23 pm by Itus_trần

» thông báo từ đội trưởng
bản tin về giáo dục EmptyFri Dec 30, 2011 7:40 pm by chithanh_2802

» buy fans for facebook xa
bản tin về giáo dục EmptyThu Aug 04, 2011 2:28 pm by Khách viếng thăm

» buy facebook fans f1
bản tin về giáo dục EmptyThu Aug 04, 2011 4:13 am by Khách viếng thăm

» программы навигации
bản tin về giáo dục EmptyTue Aug 02, 2011 5:38 pm by Khách viếng thăm

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 96 người, vào ngày Wed Jul 03, 2019 12:07 pm

You are not connected. Please login or register

bản tin về giáo dục

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1bản tin về giáo dục Empty bản tin về giáo dục Mon Oct 18, 2010 11:05 pm

Admin

Admin
Admin



chào các bạn!


Gần đây, mình có đọc nhiều bài báo trên trang giáo dục của các báo tuổi trẻ,vnexpress,thanhnien,...có rất nhiều thông tin xoay quanh việc giáo dục đại học,trường nghề cũng như cải cách giáo dục bao gồm cả vấn đề tuyển sinh.Mình thấy rất bổ ích cho Đội .Vì vậy,mình lập ra box "thông tin giáo dục" để tất cả các thành viên trong Đội cập nhật kịp thời các thông tin về giáo dục từ Bộ GD-DT,từ phía xã hội và những người làm công tác giáo dục.Mình hi vọng rằng tất cả các thành viên trong Đội sẽ cùng xây dựng box này.


thân chào các bạn! cheers cheers cheers cheers cheers cheers cheers cheers

https://tshn.forumotion.net

2bản tin về giáo dục Empty Tuyển sinh là việc của trường Mon Oct 18, 2010 11:12 pm

Admin

Admin
Admin

Tuyển sinh là việc của trường

TT - Phương thức tuyển sinh hiện nay đang có gì bất ổn và có còn phù hợp với thực tế? Cần thay đổi như thế nào? Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Lê Trường Tùng - hiệu trưởng Trường ĐH FPT, một trường đang áp dụng phương thức tuyển sinh riêng - đánh giá:

Cán bộ phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn giải đáp thắc mắc cho thí sinh trước ngày thi. Rất nhiều quy định bắt buộc thí sinh phải tuân thủ khi tham dự kỳ thi tuyển sinh - Ảnh: Như Hùng

Bộ đang tuyển sinh giúp các trường (!)

Quan điểm của tôi là tuyển sinh - tuyển chọn người vào học - là việc của trường. Mỗi trường có một chiến lược phát triển riêng, mục tiêu đào tạo cụ thể, các điều kiện mọi mặt khác nhau... nên cần có phương thức tuyển sinh riêng.

Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang tuyển sinh giúp các trường. Tất cả các trường đều tuyển như nhau dựa trên cùng một lý thuyết học phổ thông tốt thì học ĐH tốt, chưa kể đến tính may rủi do sự lựa chọn của thí sinh...

Cách tuyển sinh của trường chúng tôi vẫn phù hợp với quy chế tuyển sinh nhưng tạo cho trường một sự chủ động nhất định, chọn được đầu vào phù hợp. Ít nhất chúng tôi có quyền lắc đầu đối với những người mình nghĩ rằng không đủ tố chất theo học.
- Cách thi tuyển sinh hiện nay của Bộ GD-ĐT được các trường đồng loạt áp dụng dựa trên giả thuyết: học phổ thông tốt sẽ học ĐH tốt. Cách thi tuyển là kiểm tra những kiến thức đã học. Như vậy, nhược điểm lớn nhất là không đáp ứng được yêu cầu chọn được những thí sinh phù hợp nhất với việc học ĐH, học ở những trường ĐH khác nhau.

Hình thức tuyển sinh hiện nay là chỉ nhằm đóng cái dấu đủ điều kiện học ĐH hay không bằng điểm sàn. Phân thí sinh ra làm hai loại, gây cảm giác không đạt điểm sàn giống như “công dân hạng hai”. Quan niệm xã hội hiện nay cho rằng vào trung cấp, CĐ là do không vào nổi ĐH. Cách thi cử hiện nay đang "tiếp tay” cho tâm lý và cách nghĩ đó của xã hội.

Đến lúc nào đó học ĐH là quyền, đủ tiền, thích học là được học, nếu vì điều kiện gì đó hoặc sở thích thì có thể học bằng những con đường khác nhau. Cách tuyển sinh này cũng quá nhấn mạnh đầu vào. Cách thức tổ chức tuyển sinh là do bộ không tin trường, không tin địa phương có thể làm tốt. Không thể phát triển, không thể có đổi mới và đột phá nếu như dựa trên sự không tin tưởng lẫn nhau.

* Nhưng các nhà quản lý giáo dục luôn lý giải sở dĩ phải áp dụng phương thức tuyển sinh như hiện nay vì giáo dục ĐH ở VN chưa giải quyết được mối quan hệ cung - cầu. Khi nhu cầu học ĐH luôn vượt quá khả năng đáp ứng thì phải tuyển chọn gay gắt, chặt chẽ?

- Cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn tâm lý xã hội đang cho rằng quan hệ cung - cầu là một nguyên nhân cơ bản để áp dụng hình thức tuyển sinh hiện nay nhưng thực tế không phải vậy. Cung - cầu trong giáo dục ĐH hiện nay đã có những thay đổi. Theo tôi, nó không còn ở tình trạng căng thẳng, khi cầu vượt quá cung nhiều như trước đây, buộc chúng ta phải lựa chọn những hình thức tuyển sinh khắt khe và căng thẳng. Như kỳ thi tuyển sinh năm nay, báo chí đã phản ánh nhiều trường không tuyển được.

Thực tế mỗi năm chúng ta có khoảng 1 triệu HS hoàn thành chương trình THPT. Trong đó khoảng 850.000 học sinh tốt nghiệp. Khoảng 85-90% trong số đó thi ĐH, cộng với số thí sinh tự do dồn lại từ năm trước, tôi ước chừng có khoảng 900.000 thí sinh thực tế. Đó chính là cầu.

Trong khi tổng chỉ tiêu tuyển mới của ĐH, CĐ chính quy được công bố là 560.000, chưa tính những số chỉ tiêu được bổ sung cho các trường, ngành mới. Bên cạnh đó còn các loại chỉ tiêu như đào tạo theo nhu cầu xã hội, liên thông, tại chức...

Chưa kể cả nước có 135 trường đào tạo hệ CĐ nghề với trung bình 1.500 chỉ tiêu/trường. Như vậy, nhìn vào nguồn đầu vào ĐH và thực tế xét tuyển NV2, NV3 khó khăn của các trường ĐH, CĐ hiện nay sẽ thấy chúng ta đã ở tình trạng mấp mé cung vượt cầu chứ không phải ngược lại. Đã đến lúc không phải các trường ĐH muốn làm gì cũng được, người học đã có quyền và nhiều cơ hội lựa chọn. Nếu không hấp dẫn, người học sẽ không chọn trường đó.

* Vậy theo ông, phương thức tuyển sinh ĐH cần thay đổi theo hướng như thế nào?

- Cải tiến tuyển sinh trước hết là phải xem lại quan hệ cung - cầu đối với giáo dục ĐH hiện nay. Phải nhìn nhận lại mối quan hệ này, từ đó có cách nhìn khác, cách tiếp cận khác để giảm căng thẳng, áp lực không cần có đối với việc tuyển chọn đầu vào ĐH. Có rất nhiều giải pháp đưa ra hiện nay mang tính tình thế. Ví dụ như gần đây tôi thấy lãnh đạo Bộ GD-ĐT nói việc chỉ tổ chức một đợt thi ĐH thay vì hai đợt... Những giải pháp này chỉ là cải tiến nho nhỏ, không giải quyết được tận gốc của vấn đề, không tạo ra sự thay đổi.

Tuyển sinh ĐH, CĐ đang cần một quá trình chuyển đổi phương thức mà cuối cùng là giao hết cho các trường, là việc của các trường ĐH, CĐ. Hiện nay do bối cảnh xã hội có thể chưa làm được ngay nhưng phải bắt đầu làm sớm, dần dần chuyển về để trường thực hiện.

* Cơ quan quản lý giáo dục lo ngại không tuyển sinh có thể dẫn đến tình trạng các trường tuyển sinh với chất lượng thấp?

- Tôi luôn cho rằng việc tuyển sinh là của các trường. Các trường có thể chịu trách nhiệm trước xã hội về cả một tổng thể lớn là quá trình đào tạo, dạy - học, cấp bằng tốt nghiệp... Vậy tại sao lại không thể chịu trách nhiệm về việc tuyển sinh. Tuyển sinh là khâu dễ nhất trong cả quy trình đào tạo ĐH. Phải tập trung cho khâu tuyển sinh như hiện nay mất sức, mất quá nhiều thời gian. Nếu cầu thật sự vượt cung đáng kể thì cần có bộ lọc. Nhưng khi cung và cầu đã xấp xỉ thì nên coi việc ràng buộc bằng xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm theo những tiêu chí nhất định là một sự tính toán, hạn chế cho các trường rồi. Quan trọng nhất vẫn là kiểm soát, sàng lọc trong quá trình đào tạo.

https://tshn.forumotion.net

Admin

Admin
Admin



Cải cách giáo dục để giải những bài toán khó

TT - Khi góp ý cho các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, nhiều nhà giáo dục và trí thức tâm huyết đã đề nghị triển khai một cuộc cải cách giáo dục sâu rộng. Ở đây, tôi chỉ đề cập một vài bất cập lớn hiện nay của giáo dục ĐH mà nếu không có cải cách giáo dục, khó có thể giải quyết.

Khả năng đáp ứng nhu cầu học liên thông của người học cũng là một vấn đề của giáo dục đại học. Trong ảnh: đăng ký dự thi liên thông tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - Ảnh: Như Hùng

Giáo dục ĐH vừa có vai trò đào tạo nhân lực có trình độ cao để phát triển kinh tế - xã hội, vừa là bộ phận quan trọng đóng góp trong việc sáng tạo, bảo tồn và chuyển giao tri thức, các giá trị tinh thần của dân tộc và của nhân loại. Thế nhưng, giáo dục ĐH chúng ta đang gặp mấy bài toán nan giải.

Cần khai thác trí tuệ

Cũng như nhiều trí thức và nhà giáo dục tâm huyết khác mà tôi biết, tôi rất hi vọng đề xuất về cải cách giáo dục sẽ được đưa vào văn kiện chính thức của Đại hội Đảng lần thứ XI, chứng tỏ Đảng thật sự lắng nghe ý kiến của dân để hoạch định con đường phát triển đất nước. Sau khi chủ trương về cải cách giáo dục được ghi nhận, cần phải có tổ chức và cơ chế để tập trung trí tuệ của nhiều chuyên gia giỏi trong và ngoài nước về lĩnh vực giáo dục và các lĩnh vực liên quan khác nhằm thiết kế tốt một cuộc cải cách giáo dục toàn diện và triệt để, đồng thời vận dụng mọi tổ chức xã hội và phương tiện truyền thông để tạo một sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội trước khi triển khai cải cách.
Phát triển thiên lệch

Hiện nay, quy mô giáo dục ĐH tăng khá nhanh nhưng chất lượng giảm sút nghiêm trọng. Bởi số trường CĐ, ĐH liên tục phát triển trong khi số lượng đội ngũ giáo chức tăng không kịp, chưa kể chất lượng lại giảm (tỉ lệ tiến sĩ trên giảng viên năm 2005 khoảng 14%, đến năm 2010 giảm xuống còn khoảng 10% trong khi chỉ tiêu đề ra là cần đạt 25%. Như vậy chất lượng giảng viên diễn biến ngược với dự kiến của Nhà nước!).

Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục ĐH nước ta dồn chi phí khá lớn cho vài trường ĐH nhằm đạt được cái gọi là “đẳng cấp thế giới”, hoặc tập trung cho các chương trình đào tạo tiên tiến kiểu ngoại nhập.

Các hoạt động này nếu có tác động tốt cũng chỉ ảnh hưởng đến không quá vài phần trăm số lượng sinh viên. Trong khi bộ phận có thể tác động đến một số lượng rất lớn sinh viên như hệ thống giáo dục mở và từ xa, hoặc có khả năng kết nối giáo dục ĐH với đào tạo nghề ở địa phương hầu như chưa được chú ý đến.

Một hệ thống giáo dục ĐH phát triển thiên lệch như hiện nay là rất không bền vững. Vì sao có tình trạng đó? Theo tôi, một lý do quan trọng là vì không có một cuộc cải cách giáo dục để mọi người có cơ hội suy nghĩ, bàn bạc đi đến đồng thuận chọn các giải pháp hợp lý để thực hiện.

Chất lượng không chính quy thấp

Hiện nay trong giáo dục ĐH nước ta có hệ đào tạo chính quy và không chính quy với tổng số sinh viên không chính quy khoảng 50%. Mọi người đều thừa nhận: cùng ngành đào tạo của một trường ĐH nhưng chất lượng một sinh viên không chính quy tốt nghiệp thấp hơn rất nhiều so với sinh viên chính quy.

Luật giáo dục năm 1998 thấy sự khác nhau đó và buộc phải ghi vào bằng tốt nghiệp loại hình đào tạo để phân biệt hai loại sinh viên này.

Để khắc phục tình trạng trên, Luật giáo dục năm 2005 bỏ quy định về việc ghi loại hình đào tạo trên văn bằng, tức là buộc trường ĐH phải đảm bảo chất lượng hai loại hình văn bằng như nhau.

Tuy nhiên đến nay rất ít trường có thể cấp một loại bằng, vì không khắc phục được tình trạng chênh lệch quá lớn giữa hai loại hình đào tạo. Không biết đến bao giờ tình trạng hai loại bằng mới chấm dứt, vì nguồn thu mà hệ không chính quy mang lại hiện nay là một “nồi cơm” của mọi trường ĐH để tăng thu nhập cho nhà trường và cho giáo chức vì lương quá thấp.

Nhức nhối về chất lượng rất thấp của khoảng một nửa số lượng sinh viên ĐH nói trên đến nay chưa có giải pháp xử lý thỏa đáng. Làm sao nói đến chất lượng của hệ thống giáo dục ĐH khi một nửa sản phẩm đào tạo vẫn được thả nổi về chất lượng?

Bài toán đó về chất lượng của hệ không chính quy chỉ có thể giải quyết nhờ các giải pháp hợp lý của một cuộc cải cách giáo dục mạnh mẽ và sâu sắc.

Chi phí đào tạo không tương xứng

Báo cáo của Quốc hội sau cuộc khảo sát về giáo dục ĐH gần đây có nêu mấy con số: hiện nay chi phí đào tạo trên đầu sinh viên một năm (chi phí đơn vị) ở các trường công khoảng 6 triệu đồng (hơn 300 USD), nhưng nhiều trường chạy theo số lượng tuyển sinh vượt chỉ tiêu nên chi phí này hạ xuống còn khoảng 2,5 triệu đồng (130 USD)!

Chi phí đơn vị quá thấp như vậy thì làm sao nói đến chất lượng?!

Theo kinh nghiệm thế giới, chi phí đơn vị cho đào tạo ĐH đối với các nước mà trình độ phát triển còn thấp như nước ta phải cao hơn GDP trên đầu người một ít (tức phải khoảng 1.200 USD), chất lượng mới chấp nhận được. Vậy nước ta lấy đâu ra tiền để đảm bảo chi phí đơn vị tối thiểu đó? Theo kinh nghiệm quốc tế, phải chia sẻ chi phí giáo dục ĐH từ nhiều nguồn: Nhà nước, sinh viên, cha mẹ sinh viên, xã hội.

Một chính sách học phí đủ cao + hỗ trợ cao được nhiều nước sử dụng để đảm bảo đủ kinh phí đào tạo, đồng thời đảm bảo công bằng xã hội.

Học phí cao để huy động đóng góp của những người có khả năng đóng góp, vì họ đang đầu tư cho tương lai của chính mình, còn hỗ trợ cao phải đúng địa chỉ, chủ yếu là giúp người nghèo bằng cách cho vay để họ có khả năng trả học phí khi học và sẽ hoàn lại trong tương lai.

Mấy năm qua Chính phủ đã cố gắng đưa ra quỹ tín dụng sinh viên để thực hiện việc hỗ trợ, nhưng chính sách này được thiết kế chưa thấu đáo, không ổn định, gây khó khăn cho một bộ phận sinh viên. Và chính sách hỗ trợ cao của Nhà nước cũng chưa được kết nối với chính sách học phí cao một cách chặt chẽ.

Đây là một vấn đề rất khó xử lý về mặt xã hội, cần có đổi mới tư duy và tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, đặc biệt trong bộ phận lập pháp, tức là các đại biểu Quốc hội. Bài toán khó đó không thể giải quyết tốt nếu không có một cuộc cải cách giáo dục.

GS.TSKH LÂM QUANG THIỆP

https://tshn.forumotion.net

Admin

Admin
Admin

Bỏ đợt thi riêng: Các trường cao đẳng lo lép vế

TT - Liên quan đến phương thức tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2011, Bộ GD-ĐT dự kiến không tổ chức đợt thi riêng cho các trường CĐ mà ghép với hai đợt thi ĐH. Vẫn xác định điểm sàn riêng cho ĐH và CĐ.

Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ đợt thi dành cho các trường CĐ. Trong ảnh: thí sinh trao đổi bài sau khi thi môn vật lý tại Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM trong tuyển sinh 2010 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Nhiều người ủng hộ phương án này nhưng cũng còn không ít băn khoăn, nhất là từ các trường CĐ có tổ chức thi tuyển.

* Ông Đào Khánh Dư (hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng):

Phải giới hạn phạm vi đào tạo

Gộp chung đợt thi CĐ vào hai đợt thi ĐH sẽ có lợi cho thí sinh hơn, đỡ phải vất vả đi lại, tốn kém. Thậm chí chúng ta chỉ cần tổ chức thi một đợt chứ không nhất thiết phải là hai đợt. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phân loại, xác định mục tiêu, phạm vi đào tạo để đảm bảo nguồn tuyển cho các trường.

Không ít trường ĐH đào tạo cả các bậc CĐ, thí sinh thay vì thi vào CĐ sẽ thi bậc CĐ trong các trường ĐH.

Nếu bỏ thi CĐ, phải có giới hạn trong phạm vi đào tạo để mỗi trường tập trung làm thật tốt chức năng của mình, trường ĐH được đào tạo bậc nào, CĐ đào tạo bậc nào. Vấn đề đào tạo cấp thấp hơn cũng cần thiết nhưng phải tính toán để đảm bảo các trường vừa có thể tuyển sinh, đào tạo chuyên sâu, vừa có thể phát triển.

* Ông Nguyễn Mạnh Hùng (hiệu trưởng Trường CĐ Nguyễn Tất Thành):

Đề thi phân loại thế nào?

Theo tôi, nên giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường. Chất lượng đào tạo không chỉ phụ thuộc đầu vào cao hay thấp. Đó chỉ là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đầu ra. Chúng ta lo thay đổi phương thức, quy chế tuyển sinh mà không chú trọng chuyện thay đổi cách dạy, học, phương thức đào tạo thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn vấn đề.

Chúng ta cứ mở rộng đầu vào, tăng cường đào tạo và siết đầu ra, sinh viên nào không đáp ứng được sẽ phải tự chịu trách nhiệm với kết quả đó.

* Ông Vũ Văn Dũng (phó hiệu trưởng Trường CĐ Hàng hải 1):

Các trường CĐ sẽ lép vế

Tổ chức thi tuyển sinh CĐ, chúng tôi cũng chủ động hơn trong nguồn tuyển cho các hệ khác. Còn nếu tổ chức thi chung đợt, chung đề với các trường ĐH, rõ ràng các trường CĐ sẽ lép vế. Về phía thí sinh, các trường CĐ sẽ không nằm trong sự lựa chọn hàng đầu. Các trường CĐ chỉ xét được từ NV2, bị động và hạn chế về nguồn tuyển, chất lượng.

Điều này liệu có phù hợp trong khi chúng ta đang muốn phân luồng, khuyến khích nhiều thí sinh chủ động chọn học CĐ?

Theo tôi, có tổ chức thi hay không tùy điều kiện thực tế do các trường tự quyết định. Thực tế là khi tổ chức kỳ thi tuyển sinh, chúng tôi cũng gặp một số khó khăn, vất vả, năm nào cũng phải bù lỗ, nhưng nếu lựa chọn giữa thi và không thi, tôi sẽ nghiêng về phương án có tổ chức thi.

* Ông Nguyễn Văn Lâm (trưởng phòng đào tạo Trường CĐ Giao thông vận tải):

Không nên chọn thay

Theo tôi, bộ không cần quyết định, lựa chọn thay cả thí sinh lẫn các trường. Về phía thí sinh, tại sao bộ phải quyết định giảm thi để tiết kiệm giúp thí sinh, trong khi đáng lẽ phải để các em tùy chọn muốn tiết kiệm hay không, tùy theo khả năng kinh tế của bản thân để đi thi ít hay thi nhiều.

Tôi nghĩ giữa chuyện tiết kiệm 100.000-200.000 đồng lệ phí thi với việc có thêm một cơ hội dự thi và xét tuyển thì phần nhiều thí sinh vẫn chọn vế thứ hai.

Về phía các trường, thi hay không thi, chỉ xét tuyển để tùy trường quyết định, để các trường tự chủ, bộ không nên bận tâm. Bộ chỉ cần chịu trách nhiệm ra đề thi chung để đảm bảo về chất lượng và độ bảo mật của đề thi, làm căn cứ thống nhất để xét tuyển. Trong thời điểm hiện nay cứ tạm giữ các đợt thi như năm 2010.

* Ông Triệu Văn Cường (hiệu trưởng Trường CĐ Nội vụ):

Không thể đổ đồng

Đối với trường tôi, với lượng thí sinh dự thi như những năm qua thi tuyển là yên tâm hơn cả. Tôi cho rằng khi bộ tính toán, tìm phương án tuyển sinh là bộ tính chung cho nhiều trường chứ không chỉ 1-2 trường.

Nếu là phương án phù hợp cho số đông, dù một trường vẫn tổ chức thi, nhưng nếu bộ không tổ chức đợt thi riêng cho các trường CĐ tôi cũng ủng hộ và thực hiện nghiêm túc.

Theo tôi, các trường thu hút đông thí sinh nên tổ chức thi để chọn được thí sinh chất lượng tốt hơn. Nếu chỉ xét tuyển bằng kết quả thi ĐH, các trường CĐ sẽ đổ đồng như nhau.

M.GIẢNG - T. HÀ ghi

Một cái áo chung sẽ không tốt

Nếu xét về mặt giảm sự cồng kềnh, lãng phí thời gian tiền bạc, rõ ràng việc gộp chung như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều cho xã hội. Tuy nhiên, một cái áo may chung cho tất cả mọi người mặc sẽ không thể cho kết quả tốt. Đây là kỳ thi tuyển sinh, mỗi trường có đặc thù, mục tiêu đào tạo khác nhau. Mục tiêu tuyển đúng đối tượng phù hợp sẽ khó mà đạt được.

Nếu đề thi “dễ dễ” để cả CĐ và ĐH đều làm được thì rõ ràng giống kỳ thi tốt nghiệp THPT mà chúng ta vừa tổ chức trước đó, vậy đâu cần thiết tổ chức thêm kỳ thi này.

Như vậy, tự chủ tuyển sinh sẽ là phương án khả thi hơn. Bộ GD-ĐT chỉ cần đưa ra một khung chuẩn để đảm bảo chất lượng tối thiểu. Các trường tùy vào đặc thù của mình mà chọn môn thi, cách thức thi hay xét tuyển để có thể chọn được đối tượng học phù hợp nhất.

Thực tế kỳ thi tuyển sinh những năm gần đây cho thấy nhiều trường, ngành chỉ có điểm bằng sàn. Nếu chúng ta kiểm soát tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT thì với những trường này, chỉ cần đạt điểm tốt nghiệp THPT những môn trường xét tuyển từ 5 điểm trở lên là có thể vào học, không cần thiết phải thi tuyển.

TS VŨ THỊ PHƯƠNG ANH
(Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP.HCM)

https://tshn.forumotion.net

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết